logo
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨMplus_ic_blackx_ic
  • BỒI THƯỜNG
  • DỊCH VỤ
  • TIN TỨC
  • TUYỂN DỤNG

Blog

BHXH 1 lần là gì? Cách tính và rút bảo hiểm xã hội 1 lần

17:31 | 10/03/2025

BHXH 1 lần là quyền lợi quan trọng của người lao động khi rút bảo hiểm xã hội trước tuổi nghỉ hưu. Việc hiểu rõ quy định, cách tính và thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ giúp bạn đảm bảo quyền lợi tài chính của mình. Vậy cách tính Bảo hiểm xã hội 1 lần ra sao? Điều kiện, thủ tục rút Bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? OPES sẽ giúp bạn hiểu rõ quy định mới nhất để đảm bảo quyền lợi của mình trong bài viết sau.

1. BHXH 1 lần là gì?

Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH 1 lần là khoản hỗ trợ giúp người lao động bù đắp một phần thu nhập khi không còn khả năng lao động, gặp rủi ro về sức khỏe, sinh con, bị tai nạn trong quá trình làm việc hoặc qua đời.

2. Các trường hợp được hưởng BHXH 1 lần

Để được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, người lao động cần thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điểm a, b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể như sau:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Khoản 3, Điều 54 Luật BHXH 2014).

  • Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

  • Ra nước ngoài để định cư.

  • Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

  • Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

  • Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).

Người lao động cần thuộc một trong các trường hợp trên 

Nếu bạn thuộc một trong 6 trường hợp trên, bạn có thể gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH nơi bạn tham gia đóng BHXH để được giải quyết hưởng BHXH 1 lần theo quy định.

3. Các trường hợp không được hưởng BHXH 1 lần ngay

Không phải tất cả người tham gia BHXH bắt buộc đều được nhận BHXH một lần. Dưới đây là 4 trường hợp người lao động sẽ không được nhận BHXH một lần ngay:

  • Nghỉ việc chưa đủ 1 năm: Người lao động nghỉ việc chưa đủ 1 năm và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện sẽ không đủ điều kiện nhận BHXH một lần.

  • Đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng BHXH: Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng BHXH sẽ không được nhận BHXH một lần mà sẽ được hưởng lương hưu theo quy định.

  • Mắc bệnh nhưng không phải bệnh hiểm nghèo: Người lao động mắc bệnh nhưng không phải là một trong các bệnh hiểm nghèo như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, hoặc nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS sẽ không được nhận BHXH một lần vì lý do sức khỏe.

  • Không chứng minh được định cư ở nước ngoài: Người lao động không thể chứng minh được đang định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp đáp ứng các điều kiện khác theo quy định tại Khoản 1, Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014) sẽ không được nhận BHXH một lần với lý do này.

Không phải trường hợp nào cũng được hưởng BHXH một lần 

Nếu người tham gia BHXH thuộc một trong 4 trường hợp trên, khi gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH sẽ không được giải quyết hồ sơ và thủ tục hưởng BHXH một lần theo quy định

4. Quy định hưởng BHXH 1 lần mới nhất 2025

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Về việc rút BHXH 1 lần, có một số điều chỉnh quan trọng mà người lao động cần nắm rõ.

Để được rút BHXH một lần sau khi luật sửa đổi có hiệu lực, người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025)

  • Đã chấm dứt việc tham gia BHXH

  • Sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà cũng không tham gia BHXH tự nguyện

  • Có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm

  • Có đề nghị được hưởng BHXH một lần

Nhiều người lo lắng rằng sau ngày 01/7/2025 sẽ không được rút BHXH một lần. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Pháp luật không quy định việc ngừng rút BHXH một lần.

Việc rút BHXH một lần vẫn được duy trì đối với người lao động đã, đang và sẽ tham gia đóng BHXH bắt buộc trước ngày 01/7/2025. Ngay cả khi bạn mới bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 30/6/2025, bạn vẫn có thể rút BHXH một lần nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Quy định hưởng BHXH 1 lần mới nhất 2025 cập nhật các điều khoản mới 

Ngoài các điều kiện chung, người tham gia BHXH từ ngày 01/7/2025 vẫn có thể rút BHXH một lần trong một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Đã đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH.

  • Ra nước ngoài để định cư.

  • Mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS.

  • Có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

  • Là người khuyết tật đặc biệt nặng.

Nếu người lao động sau 12 tháng nghỉ việc, không tiếp tục tham gia BHXH và chưa đủ 20 năm đóng BHXH sẽ không còn được rút BHXH một lần.

Tóm lại, người lao động vẫn sẽ được rút BHXH một lần sau ngày 01/7/2025 nếu đã tham gia đóng BHXH trước ngày 01/7/2025. Tuy nhiên, điều kiện để rút BHXH một lần có phần khắt khe hơn so với trước đây.

5. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Dưới đây là cách tính BHXH 1 lần giúp người lao động nắm rõ số tiền được nhận khi rút bảo hiểm.

5.1. Công thức tính BHXH 1 lần

Công thức tính tiền BHXH 1 lần mới nhất được quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH (khoản 4, điều 19) như sau:

Mức hưởng = MBQTL x [(1,5 x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x thời gian đóng BHXH sau 2014)]

Trong đó:

  • Thời gian đóng BHXH trước 2014: Số tháng người tham gia đã đóng BHXH trước năm 2014.

  • Thời gian đóng BHXH sau 2014: Số tháng người tham gia đã đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

  • MBQTL: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

MBQTL được tính theo công thức sau:

MBQTL = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / (Tổng số tháng đóng BHXH)

Trong đó:

  • Mức điều chỉnh hàng năm: Mức thay đổi của tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mức điều chỉnh này nhằm bảo toàn giá trị số tiền đóng BHXH của người tham gia.

Việc điều chỉnh mức hưởng BHXH năm 2024 sẽ được thực hiện dựa trên bảng hệ số trượt giá, công cụ này được sử dụng để tính toán tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH trong năm 2024. Bảng hệ số này được quy định chi tiết tại Thông tư số 20/2023/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 29/12/2023 và có hiệu lực từ ngày 01/1/2024.

Nếu người tham gia đóng BHXH chưa đủ 1 năm, mức hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần được tính bằng 22% trên tổng mức tiền lương tháng đã đóng BHXH (khoản 2, điều 19, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH). Mức hưởng này bằng số tiền đã đóng, tối đa là 2 tháng MBQTL đóng BHXH (tiết c, khoản 2, điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP).

Khi có ý định rút BHXH một lần, người lao động nên lưu ý rằng nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ, thì nên đóng từ 7 tháng trở lên để được làm tròn thành một năm. Ngược lại, nếu thời gian đóng BHXH dưới 6 tháng, sẽ chỉ được tính là nửa năm.

Bảng hệ số trượt giá năm 2024 như sau:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Mức điều chỉnh

5.43

4.61

4.36

4.22

3.92

3.75

3.82

3.83

3.68

3.57

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Mức điều chỉnh

3.31

3.06

2.85

2.63

2.14

2

1.83

1.54

1.41

1.33

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1.27

1.27

1.23

1.19

1.15

1.12

1.08

1.07

1.03

1

Năm

2024

Sau 2024

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức điều chỉnh

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2. Ví dụ về cách tính BHXH 1 lần

Anh B là một người lao động có tổng thời gian tham gia BHXH là 5 năm 2 tháng và quá trình đóng BHXH như sau:

  • Từ tháng 3/2019 đến tháng 12/2019: mức lương đóng BHXH là 4.600.000 đồng.

  • Từ tháng 1/2020 đến tháng 8/2021: mức lương đóng BHXH là 4.900.000 đồng.

  • Từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2022: mức lương đóng BHXH là 5.200.000 đồng.

  • Từ tháng 1/2023 đến tháng 5/2024: mức lương đóng BHXH là 5.700.000 đồng.

Tháng 6/2024, anh B dự định nghỉ việc và không tiếp tục tham gia BHXH. Vậy số tiền hưởng BHXH 1 lần của anh B được tính như sau:

Bước 1: Tổng thời gian tham gia BHXH

Anh B tham gia BHXH 5 năm 2 tháng = 62 tháng

Bước 2: Tính tiền lương đóng BHXH theo các giai đoạn

  • Giai đoạn 3/2019 – 12/2019 (10 tháng, lương 4.600.000 đồng):
    4.600.000 × 1.12 × 10 = 51.520.000 đồng

  • Giai đoạn 1/2020 – 12/2020 (12 tháng, lương 4.900.000 đồng):
    4.900.000 × 1.08 × 12 = 63.504.000 đồng

  • Giai đoạn 1/2021 – 8/2021 (8 tháng, lương 4.900.000 đồng):
    4.900.000 × 1.07 × 8 = 41.944.000 đồng

  • Giai đoạn 9/2021 – 12/2022 (16 tháng, lương 5.200.000 đồng):
    5.200.000 × 1.03 × 16 = 85.696.000 đồng

  • Giai đoạn 1/2023 – 5/2024 (17 tháng, lương 5.700.000 đồng):
    5.700.000 × 1 × 17 = 96.900.000 đồng

Bước 3: Thực hiện tính toán để xác định mức lương BHXH bình quân

Tổng tiền lương đóng BHXH = 339.564.000 đồng

Mức bình quân tiền lương = 339.564.000 / 62 = 5.477.806 đồng

Bước 4: Tính mức trợ cấp BHXH một lần.

Áp dụng công thức tính đối với thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi:

→ 2 × 5 × 5.477.806 = 54.778.060 đồng

Vậy số tiền BHXH 1 lần anh B nhận được nếu rút vào tháng 6/2024 là 54.778.060 đồng.

6. Hướng dẫn thủ tục rút BHXH 1 lần

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục rút Bảo hiểm xã hội 1 lần giúp người lao động chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và thực hiện quy trình một cách thuận lợi.

6.1. Thủ tục rút BHXH trực tiếp tại cơ quan BHXH ở địa phương

Để nhận tiền BHXH một lần, bạn cần trải qua các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra điều kiện

Trước hết, hãy xem bạn có đủ điều kiện để hưởng BHXH một lần không. Hãy tìm hiểu kỹ các quy định về đối tượng và trường hợp được hưởng để chắc chắn bạn đáp ứng được yêu cầu.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ là yếu tố then chốt, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội: Bản gốc và bản sao.

  • Đơn yêu cầu: Theo mẫu 14-hsb.

  • Giấy tờ tùy thân: CMND hoặc CCCD bản chính để đối chiếu.

Tùy vào tình hình của bạn, có thể cần thêm:

  • Giấy tờ chứng minh định cư nước ngoài: Nếu bạn ra nước ngoài sinh sống.

  • Hồ sơ bệnh án: Nếu bạn mắc bệnh hiểm nghèo.

Nộp đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn 

Bước 3: Nộp hồ sơ

Người nộp có thể lựa chọn một trong những phương thức sau để nộp hồ sơ:

  • Tại cơ quan BHXH: Nộp trực tiếp tại BHXH quận, huyện hoặc tỉnh nơi bạn đang ở (không nhất thiết phải là nơi đóng BHXH).

  • Trực tuyến: Nếu cơ quan BHXH hỗ trợ hình thức này.

  • Bưu điện: Bạn có thể nộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện.

Bước 4: Chờ đợi

Sau khi nộp hồ sơ, bạn cần chờ cơ quan BHXH xử lý và đưa ra quyết định. Thời gian tối đa là 10 ngày làm việc nếu hồ sơ của bạn đầy đủ và hợp lệ.

Nộp hồ sơ tại các cơ quan BHXH hoặc qua đường bưu điện và đợi kết quả 

Bước 5: Nhận tiền

Nếu được chấp thuận, bạn sẽ nhận tiền BHXH một lần trong vòng 5 ngày qua tài khoản ngân hàng hoặc qua đường bưu điện, kèm theo bộ hồ sơ của bạn.

Lưu ý, nếu bạn đã nhận giấy hẹn mà vẫn chưa nhận được tiền, hãy liên hệ ngay với cơ quan BHXH để được hỗ trợ. Hãy kiểm tra kỹ thông tin trên phiếu hẹn và đảm bảo bạn đã cung cấp thông tin liên hệ chính xác.

6.2. Thủ tục rút BHXH online

Bước 1: Bạn cần truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia theo địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/ (Nofollow)

Bước 2: Tại trang chủ của Cổng dịch vụ công, bạn sẽ thấy thanh tìm kiếm. Hãy nhập cụm từ "Hưởng bảo hiểm xã hội một lần" vào thanh tìm kiếm này.

Sau khi nhập, nhấn nút "Tìm kiếm" để hệ thống hiển thị các kết quả liên quan

Bước 3: Lựa chọn cơ quan thực hiện dịch vụ, sau đó nhấn “Đồng ý”.

Ấn “Đồng ý” để tra cứu 

Bước 4: Nhấn chọn “Nộp hồ sơ trực tuyến”.

Nộp trực tuyến thủ tục rút BHXH 

Bước 5: Tiến hành kê khai đầy đủ và chính xác các thông tin được yêu cầu trong Mẫu số 14A-HSB. Mẫu này sẽ được cung cấp trực tiếp trên Cổng dịch vụ công.

Một điểm thuận lợi là hầu hết thông tin của người lao động đã được số hóa, cập nhật và lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Dữ liệu này sẽ được chia sẻ với Cổng dịch vụ công quốc gia, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi kê khai. Bạn chỉ cần bổ sung những thông tin còn thiếu.

Bước 6: Hoàn tất quá trình nộp hồ sơ bằng cách tải các tài liệu đã được ký số lên Cổng dịch vụ công.

Nộp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu

Bước 7: Nhập mã xác nhận và nhấn “Nộp hồ sơ”.

Bước 8: Chờ cơ quan BHXH xử lý hồ sơ. Cơ quan BHXH sẽ tiến hành kiểm tra nội dung kê khai và thành phần hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc sai sót, người lao động sẽ nhận được thông báo chỉnh sửa. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ phản hồi trạng thái xử lý trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Bước 9: Nhận Quyết định hưởng BHXH một lần và bản quá trình đóng BHXH (bản giấy hoặc điện tử). Thời gian giải quyết sẽ trong vòng 05 ngày làm việc từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 10: Nộp lại sổ BHXH bản giấy và nhận tiền. Cán bộ BHXH liên hệ hướng dẫn người lao động nộp lại sổ BHXH bản giấy.

Khi nhận kết quả tại cơ quan BHXH, người lao động cần mang theo CMND/CCCD hoặc hộ chiếu để đối chiếu. Sau khi hoàn tất thủ tục, cơ quan BHXH sẽ chi trả BHXH 1 lần theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký và sử dụng dịch vụ công bảo hiểm xã hội

7. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về BHXH 1 lần, giúp người lao động hiểu rõ hơn về điều kiện, thủ tục và cách tính mức hưởng.

7.1. BHXH 1 lần có ủy quyền được không?

Người lao động có quyền ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH theo khoản 6 Điều 18 Luật BHXH 2014. Tuy nhiên, theo Công văn 1165/BHXH-ST năm 2020, BHXH khuyến cáo không nên ủy quyền giải quyết hưởng BHXH một lần nếu không có lý do chính đáng.

7.2. BHXH 1 lần có trừ tiền thai sản không?

Lãnh tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần không ảnh hưởng hay bị trừ vào tiền thai sản, vì đây là hai chế độ độc lập. Chế độ thai sản là quyền lợi dành cho lao động nữ khi sinh con, được nhận dựa trên quá trình đóng BHXH và không liên quan đến việc rút BHXH một lần.

Trong khi đó, BHXH một lần là khoản tiền mà người lao động nhận trước từ quỹ hưu trí khi không tiếp tục tham gia BHXH. Việc hưởng chế độ này được tính toán dựa trên tổng thời gian và mức đóng BHXH, không trừ đi số tiền đã nhận từ chế độ thai sản.

7.3. Đã rút BHXH 1 lần có đóng lại được không?

Hiện nay, pháp luật không cấm người lao động đã rút BHXH một lần tiếp tục tham gia đóng để hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 60 Luật BHXH 2014, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng. Điều này có nghĩa là khi đã rút BHXH một lần, nếu muốn hưởng lương hưu, người lao động phải tham gia lại từ đầu. Khi đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi và thời gian đóng BHXH theo quy định, họ vẫn có thể được hưởng lương hưu.

Các bài viết liên quan: 

BHXH 1 lần là quyền lợi quan trọng giúp người lao động nhận lại phần đóng bảo hiểm khi không tiếp tục tham gia. Việc tính và rút Bảo hiểm xã hội 1 lần cần tuân theo quy định pháp luật, đảm bảo đúng thủ tục để nhận đầy đủ quyền lợi. Bảo hiểm OPES hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về BHXH 1 lần, cách tính và thủ tục rút tiền một cách chính xác.


Bài viết liên quan