Blog
Bảo hiểm xã hội là gì? Thủ tục tham gia BHXH lần đầu
16:53 | 10/03/2025
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và hỗ trợ người lao động khi gặp rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí,... Đối với những người lao động lần đầu tiếp cận BHXH, việc làm thủ tục như chuẩn bị hồ sơ, đăng ký có thể gặp chút khó khăn. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng OPES tham khảo chi tiết nội dung sau đây.
1. Bảo hiểm xã hội là gì? Các hình thức tham gia BHXH
Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Để tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có thể chọn một trong hai hình thức là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, cụ thể:
-
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đây là hình thức BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia theo quy định của pháp luật. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm những người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân, sĩ quan quân đội, công an nhân dân, và những đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
-
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là hình thức tham gia BHXH theo nguyện vọng của người lao động, dành cho những người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Hình thức này chủ yếu nhằm giúp người lao động được hưởng các chế độ hưu trí và tử tuất khi hết tuổi lao động hoặc khi gặp rủi ro.

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội cho người lao động trong nước
>>> Xem thêm: BHXH 1 lần là gì? Cách tính và rút bảo hiểm xã hội 1 lần
2. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội Việt Nam
Theo Điều 18 Luật BHXH, quyền lợi của người tham gia BHXH được quy định cụ thể như sau:
“1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”
3. Tìm hiểu về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Dưới đây là thông tin về các chế độ, mức đóng, phương thức đóng và thủ tục tham gia BHXH dành cho doanh nghiệp.
3.1. Các chế độ của BHXH bắt buộc
Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 5 chế độ, bao gồm:
-
Quyền lợi khi ốm đau, bệnh tật: Người lao động được hưởng chế độ ốm đau, được nghỉ việc và nhận trợ cấp ốm đau theo thời gian điều trị và mức đóng bảo hiểm xã hội.
-
Quyền lợi khi mang thai và sinh con: Người lao động được hưởng chế độ thai sản và được nghỉ thai sản, nhận trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật. Nếu người lao động là nam giới có vợ sinh con thì cũng được nghỉ làm việc để chăm sóc vợ và con nhỏ.
-
Quyền lợi khi gặp tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp: Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Điển hình như được miễn phí khám chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng và nhận trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tùy theo mức độ tổn thương sức khỏe.
-
Quyền lợi khi hết tuổi hoặc không còn khả năng lao động: Người lao động được hưởng chế độ hưu trí và nhận lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp bảo hiểm một lần theo quy định của pháp luật.
-
Quyền lợi khi chết: Thân nhân, người thừa kế của người lao động được hưởng chế độ tử tuất và được nhận trợ cấp theo quy định pháp luật, gồm các khoản sau:
-
Trợ cấp mai táng: Bảo hiểm trả một lần cho người lo mai táng khi người lao động chết bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.
-
Trợ cấp tuất hàng tháng: Bảo hiểm trả hàng tháng cho thân nhân người lao động khi họ chết bằng một tỷ lệ phần trăm lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động.
-
Trợ cấp tuất một lần: Bảo hiểm trả một lần cho thân nhân của người lao động khi họ chết bằng một tỷ lệ phần trăm tiền đóng BHXH tự nguyện của người lao động.
-
3.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng của người lao động được quy định như sau:
Người lao động Việt Nam:
Người lao động nước ngoài:
(*) Nếu doanh nghiệp đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì mức phí cần đóng chỉ 0,3%.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động Việt Nam là 32% và người lao động nước ngoài là 8%
3.3. Các phương thức đóng BHXH bắt buộc
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, phương thức đóng bảo hiểm được thực hiện thông qua người sử dụng lao động. Dựa theo Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động đóng BHXH cho người lao động theo các phương thức sau:
-
Đóng hàng tháng.
-
Trả lương theo sản phẩm hoặc khoản: Đóng hàng tháng, 03 tháng/lần và 06 tháng/lần.
3.4. Thủ tục tham gia BHXH lần đầu cho doanh nghiệp và NLĐ
Thủ tục tham gia BHXH lần đầu được chia làm hồ sơ dành cho người lao động và hồ sơ dành cho các đơn vị sử dụng lao động, cụ thể:
Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH lần đầu đối với người lao động:
-
Tờ khai tham gia BHXH và điều chỉnh thông tin tin BHXH (Mẫu TK1 - TS)
-
Nếu người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì cần bổ sung thêm giấy tờ chứng minh để được hưởng quyền lợi.
-
Người lao động làm việc tại nước ngoài thì cần có hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn.
-
Người lao động cần nộp kèm văn bản gia hạn hợp đồng hoặc hợp đồng được ký mới tại quốc gia tiếp nhận lao động (đối với lao động làm việc tại nước ngoài).

Người lao động chuẩn bị hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội
Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu đối với đơn vị sử dụng lao động:
-
Tờ khai tham gia BHXH/điều chỉnh thông tin theo mẫu TK3 - TS.
-
Danh sách chi tiết người lao động đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (theo mẫu D02 - TS).
-
Bảng kê thông tin (theo mẫu D01 - TS).
Trong quá trình kê khai, doanh nghiệp cần lưu ý:
-
Mẫu TK3 - TS áp dụng cho doanh nghiệp cần đăng ký cấp mã đơn vị trong lần đầu tiên tham gia BHXH.
-
Mẫu D02 - TS dùng để kê khai danh sách lao động tham gia BHXH. Đây cũng là mẫu cực kỳ quan trọng và bắt buộc phải có trong thủ tục đăng ký BHXH lần đầu của doanh nghiệp.
-
mẫu TK1 - TS áp dụng với lao động chưa có mã số BHXH.
-
Mẫu D01 - TS được sử dụng để tổng hợp các loại hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp và được dùng làm căn cứ để cơ quan bảo hiểm truy thu với những trường hợp khai báo tăng muộn.
Ngoài các tờ khai, bảng kê ở trên, doanh nghiệp cần đính kèm thêm:
-
Hợp đồng lao động ký với người lao động.
-
Sổ hộ khẩu, CCCD/CMND của người lao động.
Các bước thực hiện thủ tục tham gia BHXH:
-
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ theo yêu cầu.
-
Bước 2: Nếu đơn vị chưa có mã BHXH thì nộp tờ khai TK3 - TS cho cơ quan bảo hiểm.
-
Bước 3: Doanh nghiệp làm hồ sơ theo quy định.
-
Bước 4: Nộp đủ hồ sơ cần thiết cho cơ quan BHXH.
-
Bước 5: Sau không quá 05 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ, cơ quan làm việc tiến hành cấp sổ BHXH và thẻ BHYT cho đơn vị.
Lưu ý: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Việc xác định cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ sẽ phụ thuộc vào giấy phép đăng ký kinh doanh.

Người lao động và người sử dụng lao động phải chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng để làm BHXH lần đầu
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký và sử dụng dịch vụ công bảo hiểm xã hội
4. Tìm hiểu về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện dành cho đối tượng không tham gia BHXH bắt buộc. Dưới đây là thông tin chi tiết về loại BHXH này.
4.1. Các chế độ của BHXH tự nguyện
Theo Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất cụ thể như sau:
“1) Chế độ hưu trí là quyền lợi được trả hàng tháng cho người tham gia khi họ hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Để hưởng chế độ hưu trí, người tham gia phải có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện) đủ 20 năm và đạt đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
2) Chế độ tử tuất là quyền lợi được trả một lần (trợ cấp mai táng, tuất một lần) cho người thừa kế hoặc thân nhân của người tham gia BHXH khi họ qua đời. Để hưởng chế độ tử tuất, người tham gia phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ít nhất 12 tháng trong 36 tháng trước khi qua đời.”
4.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được chọn mức thu nhập làm căn cứ để đóng BHXH. Quy định cụ thể như sau:
(**) Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) mức đóng BHXH hàng tháng theo bảng sau:
4.3. Các phương thức đóng BHXH tự nguyện
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các hình thức đóng như sau:
-
Đóng hàng tháng.
-
Đóng 03 tháng 1 lần.
-
Đóng 6 tháng 1 lần.
-
Đóng 12 tháng 1 lần.
-
Đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần.
-
Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi tác để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Đóng bảo hiểm xã hội theo nhiều hình thức khác nhau
4.4. Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện
Thủ tục và quy trình mua bảo hiểm tự nguyện được quy định như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
-
Tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1 - TS.
-
Thẻ CCCD/CMND để xuất trình đối chiếu thông tin đăng ký.
Có hai cách đăng ký tham gia BHXH, bao gồm:
Cách 1 - Đăng ký qua Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam theo các bước:
-
Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam.
-
Bước 2: Đăng nhập tài khoản BHXH cá nhân.
-
Bước 3: Chọn chức năng “Đóng BHXH điện tử” > Chọn “Đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện”.
-
Bước 4: Kê khai thông tin cá nhân và chọn loại đối tượng tham gia.
-
Bước 5: Xác nhận thông tin và thực hiện thanh toán tiền BHXH trực tuyến.
Cách 2 - Đăng ký tại cơ quan BHXH hoặc các đại lý thu (tổ chức dịch vụ thu) BHXH:
-
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
-
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH (hoặc tổ chức dịch vụ thu BHXH).
-
Bước 3: Đóng tiền theo mức đã chọn.
-
Bước 4: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
-
Bước 5: Người đăng ký nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký BHXH tự nguyện là số BHXH kèm mã số BHXH cũng là số thẻ BHYT của người đăng ký tham gia.
Các bài viết liên quan:
-
Sổ bảo hiểm xã hội là gì? Thủ tục làm sổ bảo hiểm xã hội mới
-
Bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Phân biệt nhân thọ và phi nhân thọ
Bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hệ thống lao động và an sinh xã hội. Việc tham gia BHXH giúp người lao động được đảm bảo tài chính trong những tình huống khó khăn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các gói bảo hiểm khác, hãy tham khảo gói bảo hiểm OPES - Một trong những công ty bảo hiểm uy tín tại Việt Nam để an tâm hơn trong việc xây dựng nền tảng an sinh cá nhân.
Bài viết liên quan