logo
  • GIỚI THIỆU
  • SẢN PHẨMplus_ic_blackx_ic
  • BỒI THƯỜNG
  • DỊCH VỤ
  • TIN TỨC
  • TUYỂN DỤNG

Blog

Bảo hiểm công trình xây dựng: Chi phí và các Quy định cần biết

11:12 | 10/03/2025

Bảo hiểm công trình xây dựng là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với các công trình xây dựng, nhất là những công trình lớn, công trình trọng điểm. Thông qua bảo hiểm này, khi xảy ra rủi ro về người và tài sản trong quá trình thi công công trình, đơn vị bảo hiểm sẽ bồi thường cho bên thứ ba. Vậy những quy định và chi phí của loại bảo hiểm này như thế nào? Tất cả sẽ được OPES giải đáp ngay sau đây.

1. Bảo hiểm công trình xây dựng là gì?

Bảo hiểm công trình xây dựng là loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Bảo hiểm này giúp bảo vệ chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan khỏi các rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và thi công công trình.

Bảo hiểm công trình xây dựng là thủ tục bắt buộc để công trình được cấp phép và thi công xây dựng. Bảo hiểm này cũng gồm một số loại bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm thiệt hại vật chất, bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm tai nạn lao động,...

Bảo hiểm công trình xây dựng là một phần bắt buộc để xin giấy phép xây dựng công trình

2. Tìm hiểu về bảo hiểm công trình xây dựng

Khi tìm hiểu về bảo hiểm công trình xây dựng, người mua cần phải nắm rõ đối tượng được  bảo hiểm, đối tượng mua bảo hiểm, số tiền tối thiểu, phạm vi bảo hiểm, thời hạn và nguyên tắc bồi thường. Cụ thể như sau:

2.1. Đối tượng được bảo hiểm

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC thì “Đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP.”

2.2. Đối tượng mua bảo hiểm

Dựa vào Thông tư số 329/2016/TT-BTC, đối tượng được mua bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng bao gồm:

  • Chủ đầu tư xây dựng và nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).

  • Nhà thầu tư vấn, các tổ chức và cá nhân khác tham gia công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).

  • Nhà thầu thi công xây dựng gồm: Nhà thầu chính và nhà thầu phụ (đối với bảo hiểm dành cho người lao động khi công trên công trường).

Chủ đầu tư xây dựng và nhà thầu là đối tượng nên mua bảo hiểm công trình xây dựng

>>> Xem thêm: Bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Phân biệt nhân thọ và phi nhân thọ

2.3 Số tiền bảo hiểm tối thiểu

Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC có quy định:

“Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).”

2.4. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Theo Điều 8 Thông tư 50/2022/TT-BTC, phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định như sau:

“Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm sau:

  • Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2022/TT-BTC.

  • Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng.

  • Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa.

  • Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC).

  • Tổn thất do hiện tượng kết tạo vảy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC).

  • Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.

  • Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.”

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình

2.5. Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

“Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm:

  • Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)).

  • Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.

Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm:

  • Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử.

  • Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.”

2.6. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

Theo Thông tư 50/2022/TT-BTC, quy định về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm khi xảy ra sự cố công trình bao gồm trách nhiệm bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

Đối với bên mua bảo hiểm

Lập tức báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại. Sau đó, trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng, phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Sau khi thông báo, bên mua bảo hiểm phải cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định. Đồng thời, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện giám định tổn thất theo quy định của pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân, mức độ thiệt hại. Sau đó, cần hướng dẫn và phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.

Trong trường hợp bên mua chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm. Nếu bên mua từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.

3. Các loại bảo hiểm công trình xây dựng

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Xây dựng 2014, bảo hiểm công trình xây dựng được chia làm 5 loại:

3.1. Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng

Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là loại bảo hiểm bảo vệ chủ đầu tư hoặc chủ thầu xây dựng khỏi các rủi ro trong quá trình xây dựng công trình. Sản phẩm gồm một loạt các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng nhưng không giới hạn thiệt hại vật chất, mất mát tài sản, trách nhiệm dân sự, thiên tai,...

3.2. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là loại bảo hiểm bảo vệ các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng khỏi các vấn đề pháp lý và thiệt hại tài sản trong quá trình hoạt động. Những chuyên gia tư vấn được bảo hiểm chịu trách nhiệm bao gồm kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu, nhà đầu tư,...

3.3. Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động

Bảo hiểm vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công và người lao động là một nhóm bảo hiểm nhằm bảo vệ tài sản và nhân sự tham gia vào quá trình xây dựng. Bảo hiểm đảm bảo bồi thường các thiệt hại về vật tư và người lao động nếu xảy ra sự cố theo quy định trong hợp đồng.

3.4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba giúp bảo vệ chủ đầu tư và nhà thầu trước các yêu cầu bồi thường từ bên thứ ba (cá nhân hoặc tổ chức không trực tiếp liên quan đến công trình nhưng bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng).

3.5. Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng

Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng là loại bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ chủ đầu tư như nhà thầu, nhà phát triển bất động sản khỏi các rủi ro trong quá trình bảo hành công trình.

Bảo hiểm công trình xây dựng được chia làm nhiều loại

>>> Xem thêm: Bảo hiểm Nhà An Gia OPES - Người bạn đồng hành đáng tin cậy

4. Các quy định về bảo hiểm công trình xây dựng

Dưới đây là thông tin chi tiết về quy định bảo hiểm công trình xây dựng mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng có các quy định về mức phí, phạm vi bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm như sau:

Quy định

Theo điểm a khoản 2 điều 9 Luật xây dựng và cụ thể hóa tại khoản a, mục 2 điều 3 Thông tư 329/2016/ TT – BTC quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng như sau:

  • Không phải công trình nào chủ đầu tư cũng buộc phải mua bảo hiểm xây dựng. Chủ đầu tư chỉ phải mua bắt buộc đối với các công trình ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường và công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù và điều kiện thi công phức tạp.

  • Đối với công trình xây dựng đơn giản, không có tính đặc thù thì chủ đầu tư được khuyến khích mua bảo hiểm cho các hoạt động xây dựng mà không bắt buộc.

  • Chủ đầu tư sẽ mua bảo hiểm công trình xây dựng trong thời gian thi công công trình, phí bảo hiểm sẽ được tính vào giá trị hợp đồng xây dựng.

Mức phí

  • Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm chi phí vật liệu, thiết bị lắp đặt, nhân công,...

  • Số tiền bảo hiểm tối thiểu không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng kể cả hợp đồng điều chỉnh hay bổ sung.

Phạm vi bảo hiểm

  • Công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, thủy lợi, giao thông,...

  • Bảo hiểm thiết bị xây dựng phục vụ cho quá trình xây dựng.

  • Bảo hiểm xe máy và các phần công việc lắp đặt phục vụ hoặc cấu thành bộ phận khi xây dựng.

  • Bảo hiểm rủi ro tài sản có sẵn hoặc trong phạm vi thi công.

  • Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ ba trong xây dựng.

Thời hạn bảo hiểm

  • Thời hạn bảo hiểm có giá trị nhỏ hơn 700 tỷ đồng. Mức phí không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc nếu có thì chi phí lắp đặt thấp hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình.

  • Thời hạn bảo hiểm được tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng

4.2. Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng

Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng được quy định về phạm vi bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm như sau:

Quy định

Dựa vào điểm b khoản 2 điều 9 Luật Xây Dựng và Thông tư 329/ 2016/ TT-BTC. Trách nhiệm mua bảo hiểm công trình xây dựng đối với tư vấn xây dựng sẽ thuộc về nhà thầu tư vấn. Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát, thiết kế các công trình từ cấp II trở lên tùy theo quy định về phân cấp công trình.

Phạm vi bảo hiểm

Đơn vị bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền nhà thầu chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba. Các mức phí cụ thể như sau:

  • Chi phí bồi thường tổn thất liên quan đến hành động sơ suất, bất cả của người được bảo hiểm khi thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng.

  • Yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba lần đầu khi có phát sinh kiện cáo đối với người được bảo hiểm. Các chi phí chi trả như tiền thuê luật sư, chi phí chỉnh lý, điều tra,...

Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm công trình xây dựng đối với trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn xây dựng có hiệu lực từ ngày thực hiện công việc tư vấn cho đến hết thời gian bảo hành công trình.

Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng

4.3. Bảo hiểm công trình xây dựng đối với người lao động

Bảo hiểm công trình xây dựng đối với người lao động (bảo hiểm công nhân xây dựng) là loại bảo hiểm được nhà thầu thi công chịu trách nhiệm mua cho công nhân xây dựng thi công trên công trường.

Phạm bảo hiểm

  • Việc mua bảo hiểm và mức phí, tỷ lệ đóng bảo hiểm cho công nhân sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của đơn vị thầu thi công.

  • Đơn vị bán bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường thay cho nhà thầu thi công khi công nhân xảy ra tai nạn, rủi ro ngoài ý muốn.

Thời hạn bảo hiểm

  • Thời hạn bảo hiểm được tính từ ngày công nhân thực hiện thi công trên công trường đến hết thời gian công trình hoàn thiện.

  • Việc xác định thời hạn bảo hiểm cũng phụ thuộc vào hợp đồng lao động của nhà thầu, thi công và công nhân.

Bảo hiểm công trình xây dựng đối với người lao động

4.4. Quy định về ký kết hợp đồng bảo hiểm

Dựa vào điều 6 Thông tư 329/ 206/ TT-BTC, quy định hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng thì bảo hiểm nghề nghiệp tư vấn xây dựng và bảo hiểm công nhân xây dựng được ký kết như sau:

  • Bước 1: Bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin cho đơn vị bảo hiểm vào mẫu hồ sơ yêu cầu và đưa tài liệu liên quan đến công trình theo yêu cầu của đơn vị bảo hiểm.

  • Bước 2: Đơn vị bảo hiểm xem xét, đánh giá mức độ rủi ro trước khi ký thỏa thuận. Có thể đơn vị bảo hiểm sẽ điều chỉnh tỷ lệ bảo hiểm tùy vào mức độ rủi ro của công trình.

  • Bước 3: Hai bên ký kết hợp tác, đơn vị bảo hiểm sẽ cấp giấy chứng nhận và hợp đồng bảo hiểm cho người mua.

4.5. Quy định về chấm dứt, thanh lý hợp đồng

Quy định chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng được quy định theo điều 7 Thông tư 329 như sau:

  • Bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ theo hợp đồng (trừ trường hợp có thỏa thuận nợ phí bảo hiểm).

  • Chấm dứt hoặc tạm dừng hợp đồng do công trình tạm ngưng hoặc ngưng thi công hẳn. Trong 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, đơn vị bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua sau khi đã trừ thời gian tham gia bảo hiểm. Bên mua cũng phải đóng bổ sung phần phí bảo hiểm còn thiếu.

  • Các trường hợp còn lại sẽ chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm thai sản phi nhân thọ là gì? Các gói bảo hiểm thai sản tốt nhất

5. Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng cập nhật mới nhất

Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng được tính theo công thức và cập nhật như sau:

5.1. Hướng dẫn cách tính chi phí bảo hiểm công trình xây dựng

Cách tính chi phí bảo hiểm công trình mới nhất gồm:

Phí bảo hiểm = Giá trị công trình x Tỷ lệ phí bảo hiểm

Trong đó:

  • Tỷ lệ phí bảo hiểm công trình xây dựng là mức phần trăm được quy định theo Bộ Tài chính trong Phụ lục 7 Thông tư số 329/2016/TT-BTC.

  • Tỷ lệ phí bảo hiểm công trình xây dựng được xác định dựa trên mức độ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ công ty bảo hiểm khảo sát.

5.2. Thông tin cập nhật về chi phí bảo hiểm công trình

Chi phí bảo hiểm công trình được cập nhật mới nhất theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC. Cụ thể:

“a) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm được xác định theo điểm a khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm: Phí bảo hiểm sẽ xác định theo điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Đối với những dự án xây dựng chưa được quy định tại điểm a khoản 1 Mục I và điểm a khoản 1 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hoặc công trình xây dựng có giá trị từ một nghìn (1.000) tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm.

Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu là “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các xếp hạng tương đương của các tổ chức khác có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng trong năm tài chính gần nhất nhận tái bảo hiểm.”

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí bảo hiểm công trình xây dựng

Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như:

  • Loại công trình: Một số công trình dân dụng như nhà ở, trường học, cầu, đê đều, cảng,... sẽ có mức độ rủi ro riêng, dẫn đến chi phí bảo hiểm cũng khác nhau.

  • Giá trị công trình: Chi phí bảo hiểm thường được tính dựa trên giá trị bảo hiểm của công trình. Do đó, nếu giá trị công trình tăng thì giá trị bảo hiểm công trình cũng tăng và ngược lại.

  • Thời gian bảo hiểm: Thời gian bảo hiểm thường được xác định bởi thời gian hoàn thành dự án xây dựng hoặc thời gian thuê mướn công trình. Thời gian bảo hiểm kéo dài thì chi phí bảo hiểm cũng tăng theo.

  • Tính năng bảo hiểm: Các tính năng bảo hiểm khác nhau được công cấp bởi các công ty bảo hiểm. Cụ thể, nếu tính năng bảo hiểm được cung cấp phù hợp nhu cầu bảo vệ của một dự án xây dựng thì phí bảo hiểm được giảm xuống và ngược lại.

  • Quy mô dự án: Các công trình xây dựng lớn và phức tạp sẽ có phí bảo hiểm cao hơn vì chúng có rủi ro và thiệt hại tiềm tàng lớn hơn.

  • Công ty bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm sẽ có chính sách và quy trình khác nhau, vì vậy giá cả bảo hiểm cũng có thể khác nhau.

Các sản phẩm khác: 

Bảo hiểm công trình xây dựng là một phần bắt buộc để chuẩn bị giấy tờ cần thiết để xây dựng công trình. Mỗi loại bảo hiểm sẽ có mức chi phí và quy định khác nhau, do đó người mua cần tham khảo thật kỹ lưỡng để chọn được loại bảo hiểm phù hợp. Nếu có nhu cầu được tư vấn thêm về các loại bảo hiểm khác, bạn có thể tham khảo gói bảo hiểm OPES để đảm bảo uy tín.

Bài viết liên quan