Bảo hiểm TNDS xe máy toàn diện OPES
Vì sao nên mua Bảo hiểm TNDS xe máy toàn diện O•BIKE PLUS
Mua 1 được 2 chỉ với 600đ/ ngày. Vừa chu toàn trách nhiệm, vừa bảo vệ xe máy toàn diện
Trải nghiệm dịch vụ cứu hộ chuyên nghiệp 24/7 từ Nhật Bản
Mua nhanh, yêu cầu bồi thường đơn giản chỉ với vài chạm
Quyền lợi khi mua Bảo hiểm TNDS xe máy toàn diện O•BIKE PLUS





Trở thành người bạn đồng hành tin cậy của
0
khách hàng
0%
khách hàng hài lòng với dịch vụ của OPES

0
hợp đồng bảo hiểm được thực hiện trực tuyến

2. Chương trình Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự kết hợp bảo hiểm cứu hộ xe máy của OPES là gì?

Là chương trình bảo hiểm kết hợp tham gia Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các quyền lợi cứu hộ dành cho xe mô tô.
Cụ thể, chương trình bảo hiểm này còn cung cấp dịch vụ cứu hộ cho bạn khi gặp phải các sự cố cần vận chuyển xe trong khoảng cách 50 km, giao xăng khi xe hết xăng, khắc phục việc mất chìa khóa hoặc xe chết máy, khắc phục nổ lốp, xịt lốp.

3. Đối tượng áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là ai?

Là các đối tượng theo quy định của Nghị định 67/2023/NĐ-CP, bao gồm:
-
Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Việt Nam.
-
Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
-
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

4. Xe máy tham gia chương trình bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự kết hợp bảo hiểm cứu hộ xe mô tô của OPES gồm những loại nào?

Chương trình Bảo hiểm cứu hộ xe máy toàn diện chỉ áp dụng cho Xe Mô tô hai bánh có dung tích xi lanh trên 50cc đến dưới 175cc.

5. Khái niệm Bên thứ ba trong bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với Bên thứ ba có bao gồm tất cả các nạn nhân bị thiệt hại về người và/hoặc tài sản trong các vụ tai nạn do xe cơ giới gây ra hay không?

Theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP, “Bên thứ ba” là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:
-
Người lái xe, người trên chính chiếc xe đó;
-
Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.

6. Chủ xe cơ giới có thể tham gia 02 bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của chủ xe cơ giới cho cùng một xe cơ giới được không?

Không, theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định, chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng một xe cơ giới.

7. Chương trình bảo hiểm cứu hộ xe máy toàn diện có thời hạn như thế nào?

Bạn có thể lựa chọn tham gia với các thời hạn:
12 tháng, 24 tháng hoặc 36 tháng.

8. Chứng nhận bảo hiểm điện tử thay cho tờ giấy chứng nhận viết tay thường gặp trước đây có khó khăn trong việc sử dụng không?

-
Phù hợp với quy định của Nghị định 03/2021/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ 01/03/2021, việc cấp và sử dụng chứng nhận bảo hiểm điện tử đối với Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đã trở nên phổ biến.
-
Các khách hàng tham gia Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới tại OPES đều đang nhận chứng nhận bảo hiểm điện tử với chữ ký số của công ty và mã kiểm tra được đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Bạn sẽ tránh được việc thất lạc hay để quên giấy tờ này khi chỉ cần có bản lưu trên thiết bị di động hoặc mạng internet là có thể tiếp cận được.

9. Chủ xe cơ giới muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới có được không?

Chủ xe cơ giới được yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định của Bộ Công an.

10. Thủ tục hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới bao gồm những gì?

Nếu muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, chủ xe cơ giới cần thông báo bằng văn bản cho OPES kèm theo quyết định, thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.