Blog
Những việc cần làm để khắc phục hậu quả sau thiên tai
15:00 | 20/09/2024
Thiên tai như mưa bão và lũ lụt thường để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và sức khỏe. Sau khi lũ rút, không chỉ việc khắc phục thiệt hại mà còn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho gia đình và cộng đồng. Dưới đây là các bước cơ bản mà mỗi gia đình nên thực hiện để khôi phục cuộc sống sau thiên tai.
1. Các biện pháp ngăn ngừa bệnh dịch sau lũ
Nước lũ thường mang theo bùn đất, rác thải, và các chất độc hại xâm nhập vào nhà cửa, sân vườn, cống rãnh,… Những tàn dư này không chỉ gây ra tình trạng ô nhiễm mà còn tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi sinh vật phát triển, có thể hình thành nên bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, sốt rét, những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa,…
-
Vệ sinh nhà cửa: Nước rút đến đâu vệ sinh đến đó, phơi khô quần áo và các vật dụng bị ướt để ngăn chặn nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
-
Khơi thông cống rãnh, lấp các vũng nước đọng để ngăn muỗi sinh sôi, côn trùng phát triển.
-
Thu gom và xử lý rác thải: Bao gồm xử lý xác động vật và chất theo đúng quy định
-
Diệt côn trùng: Sử dụng thuốc diệt muỗi, thuốc xịt côn trùng để phòng tránh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền.
-
Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn vi khuẩn, virus tấn công cơ thể; dùng khăn sạch lau mồ hôi, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
-
Thực phẩm: Ăn chín uống chín, ưu tiên sử dụng uống nước đóng chai cho đến khi có thông báo nguồn nước an toàn
-
Xử lý, lọc và khử trùng nước sinh hoạt: Đặc biệt đối với các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt là nước giếng Trước khi sử dụng, nên có các biện pháp làm sạch nước theo hướng dẫn của ngành y tế như viên lọc nước, hóa chất khử trùng
-
Hạn chế bệnh từ trẻ em: Không để trẻ em nghịch nước ở các nơi như cống thoát nước, khe núi hoặc cống rãnh

Sau bão lớn & sạt lở đất, bùn đất là một trong những vấn đề nan giải trong quá trình vệ sinh nhà cửa, nơi ở
2. Kiểm tra tình trạng căn nhà và vật dụng
Nước thấm lâu vào nhà và các vật dụng bên trong căn nhà, có thể gây hư hỏng nhà cửa và các thiết bị gia đình, gây ra các vết nứt tại một số nơi trong căn nhà. Điều quan trọng là phải kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng lại. Cần lưu ý các khu vực, vật dụng như:
-
Kiểm tra cấu trúc nhà: Xem xét kỹ sàn nhà, cửa ra vào, các ngóc ngách của căn nhà để đảm bảo căn nhà không có các vết nứt dễ dẫn đến nguy cơ sập đỗ.
-
Kiểm tra điện: Ngắt điện ở hộp cầu chì, aptomat hoặc cầu dao chính cho đến khi không còn nước tràn vào và nhà khô hoàn toàn
-
Kiểm tra hệ thống gas: Kiểm tra hệ thống gas để đảm bảo không có nguy cơ rò rỉ hoặc cháy nổ
-
Vệ sinh và kiểm tra vật dụng: Làm sạch và kiểm tra các thiết bị điện tử, gia dụng trước khi sử dụng lại để tránh hư hỏng thêm hoặc gây nguy hiểm
3. Tiếp tục theo dõi dự báo thời tiết
Các cơn bão, áp thấp nhiệt đới vẫn đang tiếp tục hình thành ở biển Đông, và vô cùng phức tạp. Vì vậy, người dân không nên chủ quan cho đến khi có thông báo an toàn từ các kênh thông tin chính thống. Người dẫn cần theo dõi và cập nhật tình hình thời tiết liên tục bằng cách:
-
Theo dõi các bản tin thời tiết trên truyền hình và đài phát thanh: Đây là nguồn thông tin chính xác và cập nhật về tình hình bão lũ và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
-
Sử dụng các ứng dụng dự báo thời tiết trên điện thoại: Nắm bắt tình hình thời tiết ở khu vực sinh sống và xung quanh.
-
Lắng nghe cảnh báo từ cơ quan khí tượng thủy văn: Các tổ chức này sẽ thông báo về khả năng hình thành các hiện tượng thiên tai tiếp theo như sạt lở, lũ quét, hoặc mưa lớn sau bão.

4. Lập kế hoạch, chuẩn bị dài hạn cho tương lai
Sau thiên tai, không chỉ việc khôi phục lại đời sống hàng ngày của gia đình trở nên cấp bách mà còn cần có những kế hoạch dài hạn để đối phó tốt hơn trong tương lai.
-
Kỹ năng bơi lội: Đây chắc chắn là kỹ năng “sống còn” cơ bản và vô cùng quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn có thể giúp đỡ người khác khi cần thiết.
-
Thiết lập quỹ dự phòng khẩn cấp: Một quỹ dự phòng có thể giúp gia đình bạn ứng phó với các tình huống bất ngờ. Quỹ này nên bao gồm đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt ít nhất 3-6 tháng.
-
Tìm hiểu và tham gia bảo hiểm liên quan đến tài sản như: Bảo hiểm vật chất ô tô, Bảo hiểm nhà tư nhân để giảm thiểu gánh nặng tài chính.
Để “khởi động lại” cuộc sống sau hậu quả thiên tai đòi hỏi sự chú ý và nỗ lực không ngừng. Hãy luôn cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho gia đình. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp bạn vượt qua khó khăn hiện tại mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.
Box thông tin bồi thường:
Tham khảo các sản phẩm của OPES tại https://opes.com.vn/
Hoặc tải app OPES để khám phá thêm các sản phẩm bảo hiểm với nhiều tiện ích số ưu việt.
Bài viết liên quan